Sự kiện do Viện Goethe phối hợp với Zzz Review tổ chức trong khuôn khổ Những ngày văn học châu Âu 2023 nhằm giới thiệu đến công chúng các tư liệu dự án của các nhà văn người Việt thế hệ thứ hai Khuê Phạm (CHLB Đức), Nhung Đặng (CH Séc) và tác giả Việt trẻ ChuKim Nguyễn Anh Tuấn phản ánh những câu chuyện giữa mẹ và con; giữa các thế hệ đồng nghiệp (nhà thơ) trong bối cảnh văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Thông qua những hình thức biểu đạt sáng tạo, Mẹ ơi, Thư gửi NEO và Thế mà cũng là nhà thơ? của ba tác giả sẽ mang đến cho công chúng những lát cắt quan trọng trong cuộc đời của một người mẹ Việt Kiều với những mong ước về việc truyền lại di sản cho thế hệ tương lai, một người con gái Việt Kiều mất mẹ trong chiến tranh và một nhà thơ trẻ đam mê thơ thể nghiệm.
  
Cuộc đối thoại mở tại sự kiện sẽ mang đến cho công chúng quan tâm những góc nhìn mới mẻ về khoảng cách thế hệ và việc các lĩnh vực sáng tạo như văn học đóng vai trò như thế nào trong phản ánh các vấn đề xã hội.
* Đây là các tư liệu của Dự án VIỆT NAM CỦA TÔI, dự án về bản sắc Việt Nam xuyên biên giới do Viện Goethe phối hợp với các đối tác thực hiện. Dự án có sự hỗ trợ về tài chính của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và các các nhân. Sự kiện này là một trong chuỗi ba sự kiện giới thiệu tư liệu dự án sẽ được thực hiện từ tháng 5-7, 2023.
  
(English below)

Khoảng cách thế hệ là một phần của văn hóa…

  
Và bởi thế, nó hiện hữu trong quá khứ, ở hiện tại và sẽ còn tiếp diễn ở tương lai. „Đối với những người lớn tuổi, mọi sự quan tâm của họ đều dành cho con, cho cháu mình. Bởi thế, những kỳ vọng cũng vì thế lớn hơn và tạo áp lực lớn hơn cho con cháu“.
  
Tại Buổi trò chuyện Khoảng cách thế hệ từ góc nhìn Việt Nam-châu Âu do Viện Goethe phối hợp với Zzz Review tổ chức, người tham gia đã cùng theo dõi các tư liệu hình ảnh lần đầu tiên được chia sẻ của các tác giả Nhà văn thế hệ thứ 2 ở Đức, Séc và nhà văn trẻ Việt Nam: Thư gửi NEO (Khuê Phạm, Đức), Mẹ ơi (Nhung Đặng, Séc) và Thế mà cũng là nhà thơ? (ChuKim Nguyễn Anh Tuấn, Việt Nam).
  
Ở đó là hình ảnh một người mẹ Việt kiều Đức với những trải nghiệm khi lớn lên ở Đức và băn khoăn về bản sắc của mình và nên truyền lại cho con văn hóa Đức hay Việt Nam; hay một đứa con muốn kéo ngắn khoảng cách với người mẹ trải qua những nỗi đau của chiến tranh; hay một nhà thơ trẻ cách tân đối mặt với những khác biệt với thế hệ nhà thơ truyền thống: làm thơ lục bát mới là yêu nước.
  
Ba tư liệu, ba câu chuyện và ba bối cảnh khác nhau. Dù sử dụng hình thức đối thoại hay độc thoại, mỗi câu chuyện đều khẳng định khoảng cách thế hệ là một phần của văn hóa. Và „chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể độc lập“ là một trong những từ khóa để tìm ra các giải pháp cân bằng những khoảng cách. Sự kiện tạo không gian cho các cuộc thảo luận sôi nổi liên quan đến chủ đề, với sự đa dạng của công chúng tham gia.
  
* Đây là các tư liệu của Dự án VIỆT NAM CỦA TÔI, dự án về bản sắc Việt Nam xuyên biên giới do Viện Goethe phối hợp với các đối tác thực hiện. Dự án có sự hỗ trợ về tài chính của Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam và các các nhân. Sự kiện này là một trong chuỗi ba sự kiện giới thiệu tư liệu dự án sẽ được thực hiện từ tháng 5-7, 2023.
  

The generation issues are part of the culture…

  
Therefore, it was the past, exits in the present, and will continue in the future. “For the elderly, all their attention is for their children and grandchildren. Therefore, the expectations are also greater and create more pressure on their children and grandchildren”.
  
At the talk “Generation issues from a European-Vietnamese perspective”, the participants had a chance to watch the documents shared for the first time by the 2nd generation writers in German and Czech Republic and the Vietnamese writer: Letter to NEO (Khue Pham, Germany), Mẹ ơi (Nhung Dang, Czech) and How, for heaven’s sake could you call yourself a poet? ChuKim Nguyen Anh Tuan (Vietnam).
  
There is a story of an overseas Vietnamese mother with experiences growing up in Germany and wondering about her identity and what she should pass on to her son: German or Vietnamese culture; or a daughter who wants to shorten the distance from a mother who experienced the pain of war; or a young innovative poet facing the differences with the traditional generation of poets: writing Luc Bat is patriotic.
  
Three plays, three stories and three different contexts. Whether using dialogue or monologue, each story affirms that the generation issues are part of the culture. And “we respect each other as independent individuals” is one of the keywords to find solutions to balance the gaps. The talk created an open space for lively discussions related to the topic, with a wide range of public participation.
  
* These are documents of MY VIETNAM, a project about Vietnamese identities across borders implemented by the Goethe-Institut in collaboration with local partners. The project got financial support from the Delegation of the European Union to Vietnam and other individuals. This event is one of three events being organized from May to July, 2023 to introduce project materials.
  
IMG_4339
Ảnh: ChuKim
346326543_2053666008298389_7539582244756922333_n
Phần thảo luận với ChuKim Nguyễn Anh Tuấn: câu chuyện của một nhà thơ trẻ cách tân, đối mặt với những sự khác biệt với thế hệ nhà thơ đồng nghiệp truyền thống.
346485650_1408187116624731_804800623201854102_n
Phần thảo luận cùng với tác giả Khuê Phạm và Nhung Đặng với những câu chuyện và lời nhắn gửi về quá khứ và tương lai.
346815543_241728541789202_1546816272002845680_n
Chia sẻ về thế hệ người Âu gốc Việt thứ hai, ông Oliver Brandt, Viện trưởng Viện Goethe Hà Nội chia sẻ: „… Thế hệ người Âu gốc Việt thứ hai đang tự tin đóng góp tiếng nói vào tầm nhìn mới của cộng đồng người Việt ở châu Âu cũng như những vấn đề chung của cộng đồng. Như nhà báo kiêm nhà văn người Đức gốc Việt Khuê Phạm và nhà biên kịch kiêm đạo diễn người Séc gốc Việt Nhung Đặng sẽ tham gia vào buổi trò chuyện hôm nay. Khi đối mặt với những vấn đề liên quan đến bản sắc của thế hệ, họ có cái nhìn độc đáo của riêng mình, và cũng có những trải nghiệm khó khăn mà họ gặp phải ở châu Âu, chẳng hạn như phân biệt chủng tộc. Chính họ tạo nên một cộng đồng mới và đa dạng cho châu Âu và đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa châu Âu và Việt Nam.“ — „A self-confident second generation of European-Vietnamese is contributing to the newly strengthened visibility of the Vietnamese communities in Europe and its issues. As like the German-Vietnamese journalist and writer Khue Pham and Czech-vienamese theatre-maker and director Nhung Dang. The second generation, they have their own unique view of the world, meanwhile dealing with issues concerning their own identity, but also the difficult experiences that they encountered in Europe, such as racism. They form a new and enriching population for Europe, but also enhance the relations between Europe and Vietnam.“ said Oliver Brandt, Director of the Goethe-Institut Hanoi.
346471166_1326881484532698_5491635700574402377_n
Người tham gia cùng thảo luận và đặt câu cho các khách mời.
346065220_9155541744517876_5953142089750915063_n
Người tham gia cùng thảo luận và đặt câu cho các khách mời.
346048188_782995993184251_590945729304086935_n
Người tham gia cùng thảo luận và đặt câu cho các khách mời.

Bài: facebook Goethe-Institut Hanoi (https://www.facebook.com/Goethe.Institut.Hanoi/posts/pfbid02tApxkYW122dXhD3JkjqYdFLhfX3yxj1eNqVfy8cVa3pGmwSfzGdMGR3DFFEDgGKHl)