Đem thân đạp đất_đội trời (1)

Ai ơi đã có thân rồi_phải tu (2)

Sống mà sống dại sống ngu

Dù cho trăm tuổi cũng hư một đời

Người ngu ai gọi là người

Chỉ là cây thịt ở đời thêm tanh

Mắt kia mà mắt không tinh

Thì tuy có mắt nhưng hình không ngươi

Tai không nghe lọt mọi lời

Thì tai không điếc nhưng tai cũng thừa

Lời kia nói chẳng ai ưa

Thà rằng câm hẳn từ xưa cho rồi

Chân tay hư cả vừa đôi

Mong gì, cất nhắc đứng ngồi cho qua…(3)

Vậy ta tu lấy thân ta

Sao cho trọn vẹn mới ra Con Người.(4)

(Hồi tưởng trong sách giáo khoa tiểu học, Hà Nội 1950 – Chu Thái Sơn sưu tầm)

——————–

(1) “Đạp đất_đội trời” là một thành ngữ phổ biến trong văn học Trung Hoa và Việt Nam, ý nói: con người ta đã sinh ra, sống trong khoảng trời và đất.

(2) Tu: rèn luyện, tu tập, phải học hỏi để hiểu, hành, không sống buông thả như động vật hoang dã hay như “cây thịt” (thực vật).

(3) Nói về kẻ lười biếng, không trông mong được gì ở họ. Chân và tay chỉ dùng để cất nhắc, đứng, ngồi, di chuyển… mà thôi.

(4) Con Người (viết hoa) là con người đúng nghĩa. Nhà thơ Tú Xương cũng viết theo y này trong bài “Chúc Tết” có câu … “Vua, quan, sỹ, thứ người muôn nước/ Sao được cho ra cái giống người”.

Tổ quốc

Con cố thành người hữu ích

Nhìn qua cặp kính